Hành khúc vì nhân dân quên mình – Marching song for the people’s will


Bài hát do Doãn Quang Khải (học viên khóa 6, Trường lục quân Việt Nam) sáng tác vào tháng 5/1951 với phần lời bám sát khẩu hiệu “Vì nhân dân phục vụ – Vì nhân dân quên mình” của báo Quân đội Nhân dân, nói về hình tượng chiến sĩ vệ quốc quânca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với quân đội. “Hành khúc vì nhân dân quên mình” là bài hát đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời sáng tác của Doãn Quang Khải, cũng là bài hát cộng đồng đầu tiên của Việt Nam vì do một người lính hoàn toàn không biết gì về nhạc lí viết về chính cộng đồng của mình (quân nhân), được nhạc sĩ chuyên nghiệp hỗ trợ, đã trở thành bài hát truyền thống của quân đội Việt Nam (Việt Nam quân chính ca) từ năm 1951 tới nay, được sử dụng làm nhạc hiệu cho các chương trình phát thanh quân đội nhân dân và truyền hình quân đội nhân dân.

Tác giả ca khúc thuật lại xuất xứ về bài hát này. “Tôi ngẫu nhiên viết bài hát này từ cảm xúc mãnh liệt của một người lính say mê lý tưởng. Không ngờ nó lại có nhiều điều bất ngờ xảy ra đến thế. Bài hát của tôi được đồng đội, được nhân dân hát. Rồi nó được sử dụng làm nhạc hiệu của chương trình phát thanh và truyền hình Quân đội…”

“Tôi sinh ra ở Quốc Oai, một thời gian sống ở Hòa Bình, ngày kháng chiến toàn quốc tôi ở mặt trận Hà Nội. Đầu năm 1947 rút quân ra tập kết ở Xuân Mai rồi đi Tây Tiến. Trải qua những năm tháng Tây Tiến, tình quân dân, tình đồng đội đã ăn sâu vào máu thịt của tôi. Mãi đến năm 1951 tôi mới sáng tác bài hát “Vì nhân dân quên mình”. Lúc đó trình độ hiểu biết âm nhạc của tôi ít ỏi, nhờ nhạc sĩ Minh Phong chỉ dẫn thêm. Cuối năm 1949 nhạc sĩ Huy Du trong đoàn văn nghệ liên khu III đang chỉnh huấn ở Ỷ Na (giữa Ninh Bình và Hòa Bình) đã cung cấp thêm cho tôi những cuốn sách bổ ích về âm nhạc.”

Chưa từng học qua một lớp âm nhạc nào, chưa từng được chạm vào cây đàn mà chỉ có niềm say mê và ngưỡng mộ những bản nhạc, những giai điệu chắt ra từ cuộc sống của các nhạc sĩ rồi tự mày mò tìm sách đọc, ghi chép lại làm tư liệu và cả học “mót” từ bạn bè, nên Doãn Quang Khải có chút kiến thức âm nhạc. Có một người thầy vô danh mà nhạc sĩ Doãn Quang Khải vẫn đi tìm mà chưa gặp vì ngày ấy mới gặp nhau rồi lại lên đường chinh chiến, rồi bệnh tật nên không thể nhớ tên, chỉ biết ông ấy là bạn của ông Tạ Đình Đề. Ông bạn này đã dành hai ngày để chép tay hai quyển: “Hòa âm sơ giải” và “Đồng ca diễn giải” để tặng Doãn Quang Khải mà đối với tác giả lúc đó là “quý hơn vàng”.

Một yếu tố quan trọng giúp cho bài hát thành công là khi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát về trường, gặp tác giả có góp ý, sáng tác nhạc nên ngắn gọn, tập trung vào một chủ đề. Đêm đó đến giờ đi ngủ, Doãn Quang Khải thao thức, tập trung sáng tác, hát thầm từng câu, từng chữ,  có câu nhẩm đi nhẩm lại hàng chục lần. Cảm hứng lên cao, Doãn Quang Khải vùng dậy, ra cổng bảo vệ nhờ ánh đèn đường ghi sơ lại bài hát, đến sáng hôm sau, trong giờ nghỉ trên bãi tập, lấy khẩu cầm thổi bài hát này và hát cho đồng đội nghe. Thật bất ngờ là ai cũng khen hay và học hát ngay. Có lẽ bài hát được biểu diễn đầu tiên chính từ những người lính trên bãi tập này. Sau đó, bài hát được đội văn nghệ trường biểu diễn trong lễ bế mạc khóa học. Giải thưởng của nhà trường với “Vì nhân dân quên mình” là mười bao thuốc lá, Doãn Quang Khải chia hết cho đồng đội cùng thưởng thức. Năm 1952, bài hát được gửi tham gia cuộc thi sáng tác văn nghệ toàn dân và lọt vào vòng chung kết cùng 4 tác phẩm khác.

Bản chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được) của Thiện Duyên thực hiện theo nguyên tắc chính niệm ca từ. Hoàn thành lần đầu ngày 19/05, chỉnh lí lần cuối ngày 16/06/2020.

LỜI 1
Vì nhân dân quên mình
Vì nhân dân hi sinh
Anh em ơi, vì nhân dân quên mình
Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra
Được dân mến, được dân tin muôn phần

Thề vì dân suốt đời
Thề tranh đấu không ngừng
Vì đất nước thân yêu mà hi sinh
Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do hòa bình
Đoàn Vệ quốc quên mình vì nhân dân

LỜI 2
Thề noi gương Bác Hồ
Vì nhân dân gian lao
Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng
Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho
Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành

Người chỉ vui khi nào
Toàn dân hết đau thương
Người tranh đấu đem tương lai về cho dân
Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người
Thề noi gương suốt đời vì nhân dân.

Bản dịch phóng tác tiếng Nhật: Tự do Việt Nam hành tiến khúc (自由ベトナム行進曲)

LỜI 1
若いわれら人民のため
希望の道ひらく
自由のくにとり返すまで
強く闘うわれら

奴隷のようにこき使う者
占領者を追い返せ
解放のくに築くわれら
若いベトナム兵士!

LỜI 2
この苦しみはげしくとも
それは尚つづかぬ
解放の時決する今
強く闘うわれら

想いおこせホーチミンの声
南のわかものよ
闘いとれ幸いの国
自由ベトナム兵士!

闘いとれ幸いの国
自由ベトナム兵士

Bản chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được) của Thiện Duyên:

LỜI 1
For the people’s will
Sacrifice with thrill
We shall warm up the people’s chill
Vietnam Guards we are people’s head and sill
Stay inside people’s heart we still

Swear to sacrifice
Forever our life
For beloved country we shall die
Swear to drive invaders for peace and free mind
Vietnam Guards uphold people’s will to rise

LỜI 2
Follow Uncle’s will
For the people’s thrill
Carries on years of struggle he still
Care for the people, everyday no chill
Prosperous, wisdom high, as he yield

That his joy is when
People are free then
Future life that he fought for his men
Vietnam Guards we are his beloved children
Swear to fight for his people’s wrench

  • “Vietnam Guards we are” có thể thay bằng “Patriotic corps”.

Песня о тревожной молодости – Bài ca thanh xuân không ngủ – Song of Restless Youth – 歌唱动荡的青春


Bài hát nổi tiếng do Alexandra Pahmutova soạn nhạc và nhà thơ Lev Oshanin viết lời vào năm 1958 làm nhạc chủ đề của phim “Ở phía bên kia” (đạo diễn Fyodor Filippov) có nội dung dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của kịch tác gia Victor Kin, nói về cuộc sống khó khăn của các đoàn viên Cộng-sản-chủ-nghĩa Liên-hiệp Thanh-niên (коммунистический союз молодёжи, viết tắt Комсомо́л, tức Cộng-Liên-Thanh) của Xã-hội-chủ-nghĩa Cộng-hòa Hội-đồng Liên-hiệp (Союз Советских Социалистических Республик, viết tắt Союз Советских, tức Hội-Liên) trong những năm 1920. Bài hát đã trở thành một ca khúc không chính thức của Thuyền-Nhân Liên-hiệp Cộng-hòa Khẩn-Tình Bộ sau khi cơ quan này thành lập vào năm 1994, với bộ trưởng đầu tiên Sergey Shoigu, người về sau trở thành Thuyền-Nhân Liên-hiệp Cộng-hòa Quốc-phòng Bộ-trưởng.

Theo hồi ức của nhạc sĩ Alexandra Pakhmutova, trong quá trình quay phim “Ở phía bên kia”, nhà thơ Lev Oshanin đã phác thảo phần thơ cho bài hát trước khi soạn phần nhạc. Tuy nhiên ở các bản phác thảo, các ca từ hầu như không phù hợp với âm nhạc: năm lần thử kết hợp chúng thành một tổng thể đều không thành công. Sau đó, Lev Oshanin bỏ qua các lời thơ cũ và tạo ra phần lời mới thơ mới hoàn toàn trong đó thể hiện lòng yêu nước và chủ nghĩa lãng mạn đan xen chặt chẽ với chủ đề tình bạn và tình yêu. Trong quá trình ghi hình tại trường quay, nhà soạn nhạc chỉ chấp nhận phiên bản ca từ thứ 17 của tác phẩm.

Theo nhà soạn nhạc Dmitry Kabalevsky, bài hát đã vẽ một bức chân dung tập thể đặc biệt của những công dân trẻ Hội-Liên ưu tú bằng những tông màu lãng mạn, quyến rũ.

Bộ phim “Ở phía bên kia” gần như rơi vào quên lãng, nhưng bài hát chủ đề “Bài ca thanh xuân không ngủ” thì có số phận ngược lại. Vào đầu những năm 1970, Pakhmutova đã rất ngạc nhiên khi thấy dàn hòa tấu nổi tiếng của Nhật Bản biểu diễn tác phẩm “Bài ca thanh xuân không ngủ”. Thông qua các kì hội trại giao lưu thanh niên châu Á, bài hát cũng phổ biến tại Trung-Hoa Nhân-dân Cộng-hòa, Việt-Nam Xã-hội-chủ-nghĩa Cộng-hòa và Triêu-Tiên Nhân-dân Dân-chủ Cộng-hòa bằng ngôn ngữ địa phương.

Nhà thơ người Nga Yuri Kublanovsky kể lại rằng vào đêm trước ngày 4 tháng 10 năm 1993, khi tòa nhà Hội-đồng Tối-cao cháy, trong ánh sáng của ngọn lửa, ai đó đã hát lên đoạn ca từ “dù tuyết rơi gió nổi, dù những vì sao bay trong trời đêm…”.

Vào năm 2014, theo sáng kiến của nhạc trưởng Valery Khalilov, lần đầu tiên dàn quân nhạc diễn tấu “Bài ca thanh niên không ngủ” trong sự kiện Hồng-Trường Đại-thắng Diễu-hành.

Bản chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được) của Thiện Duyên thực hiện theo nguyên tắc chính niệm ca từ. Hoàn thành ngày 15/05/2020, chỉnh lí lần cuối ngày 26/06/2020.

Песня о тревожной молодости, Ноты, аккорды - Аккорд для музыкантов ...

LỜI 1
Забота у нас простая,
Забота наша такая:
Жила бы страна родная, –
И нету других забот.

ĐIỆP KHÚC
И снег, и ветер,
И звёзд ночной полет…
Меня мое сердце
В тревожную даль зовет.

LỜI 2
Пускай нам с тобой обоим
Беда грозит за бедою,
Но дружба моя с тобою
Лишь вместе со мной умрёт.

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 3
Пока я ходить умею,
Пока глядеть я умею,
Пока я дышать умею,
Я буду идти вперёд.

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 4
И так же, как в жизни каждый,
Любовь ты встретишь однажды,
С тобою, как ты, отважно
Сквозь бурю она пройдёт.

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 5
Не думай, что всё пропели,
Что бури все отгремели, –
Готовься к великой цели,
А слава тебя найдёт.

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Bản dịch nghĩa tham khảo:

Our concern is simple,
Our concern is that
Of needin’ long life for our motherland
And haven’t other concerns

ĐIỆP KHÚC
The snow, the wind
And the nightfly of stars
My heart calling me
to an uneasy distance

Let trouble by trouble
Threaten to us
Our friendship will die
But only with me

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Till i can walk,
Till i can see,
Till i can breath
I will go straight on

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

And as the all others before you,
You will find your love sometime
She’s will gone through the storm with you
Bravely, as you

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Don’t imagine that all songs is sang
That all storms is gone
To be ready for the great aim
And the glory will find you

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Bản dịch phóng tác trích đoạn của Phạm Tuyên:

LỜI 1
Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ
Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ
Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta
Trời cao muôn vì sao chói lòa

ĐIỆP KHÚC
Dù sương gió tuyết rơi
Dù đêm vắng ngôi sao giữa trời
Hòa trái tim với tiếng ca
Thúc ta nhịp chân bước đường xa!

LỜI 3
Còn chân, còn nhịp bước, còn tiến lên
Còn đôi mắt sáng ta đâu chịu hèn.
Ngực còn đập theo tiếng nhịp sống chung
Bền gan ta cùng đi tới cùng.

Bản dịch phóng tác của Tiết Phạm (薛范):

LỜI 1
时刻挂在我们心上,是一个平凡的愿望,
愿亲爱的家乡美好,愿祖国呀万年长。

ĐIỆP KHÚC
听,风雪喧嚷,看,流星在飞翔;
我的心向我呼唤:去动荡的远方。

LỜI 2
哪怕灾殃接着灾殃,也不能叫我们颓唐,
让我们来结成朋友,我们永远有力量。

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 3
只要我还能够行走,只要我还能够张望,
只要我还能够呼吸,就一直走向前方。

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 4
就像每个青年一样,你也会遇见个姑娘,
她将和你一路前往,勇敢穿过风和浪。

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 5
你别以为到了终点,别以为风暴已不响,
快走向那伟大目标,去为祖国争荣光。

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Bản dịch tiếng Nhật:

僕らにゃ一つの 仕事があるだけ
自由の国拓く 仕事が一つ

ĐIỆP KHÚC
雪や風 星の飛ぶ夜も
心いつも 彼方を目指す

君と僕二人 励まし合いながら
結んだ友情 いつまでも続く

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

静かな夜にも 心許すなよ
仕事成し遂げた 栄えある日まで

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

歩ける限りを 見とおす限りを
力ある限り 僕らは行こう

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Bản dịch tiếng Cao-Lệ:

우리 바라는것 하나 오로지 소원은 하나
이는 내 조국의 안녕 그밖에는 없다네

ĐIỆP KHÚC
눈바람 불고 은하수 흘러도
이 밤 우린 가네 멀리 험난한 길로

우리 걸어가는 길에 시련이 겹쌓인대도
굳게 맺은 우리 우정 변함없이 지키리

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

우리 걸어갈수 있고 눈으로 볼수 있다면
숨이 지는 순간까지 앞으로만 가리라

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

그대 마음 놓지 말라 폭풍이 지나갔다고
높은 목표 향해 가며 영광 떨치게 되리

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Bài chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được):

LỜI 1
Lòng ta hằng mong muốn điều giản đơn
Lòng ta hằng mong muốn muôn năm không sờn
Còn ngàn đời tổ quốc bền vững hơn
Lòng ta không còn chi khóc hờn

ĐIỆP KHÚC
Kìa phong tuyết nghênh ngang
Kìa ánh sao bay giữa đàng
Lời trái tim mãi hát vang
Viễn phương hành trang bước sa tràng

LỜI 2
Cùng nhau vượt gian khó đời chúng ta
Dù cho phiền ưu có mênh mông sơn hà
Thề nguyền tình bằng hữu đoàn chúng ta
Huyệt sâu ta cùng chung mái nhà

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 3
Tận khi đời ta vẫn còn khỏe chân
Tận khi đời ta mắt tinh anh vô ngần
Tận ngày còn nhịp thở cùng quốc dân
Tiền phương ta đồng tâm hướng gần

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 4
Tựa bao người qua mỗi ngày mới sang
Một khi tình yêu tới trao ai tim vàng
Tràn đầy bầu nhiệt huyết vượt trái ngang
Cuồng phong sau cùng thôi sẽ tàn

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

LỜI 5
Đừng nên cuồng ngôn tưởng lời hát xong
Là mây mù tan chói chang ban mai hồng
Đoàn quần hùng quật khởi cùng tiến công
Ngày vinh quang chờ ai hóa rồng

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

  • Câu 2 lời 3: cần chỉnh sửa tiếp bằng cách thay cụm “vô ngần” bằng hai chữ có cấu trúc âm vị “ngang + huyền vần -âng” diễn nghĩa khái niệm “vẫn còn”.
  • Câu 4 lời 3: cần chỉnh sửa tiếp bằng cách thay cụm “hướng gần” bằng hai chữ có cấu trúc “sắc + huyền vần -ân” diễn nghĩa khái niệm “tiến về (hướng nào đó)”.
  • Câu 3-4 lời 5: cần chỉnh sửa tiếp với vần “-ông” ớ cuối câu diễn nghĩa cho câu “sẵn sàng cho mục tiêu vĩ đại” và “vinh quang sẽ tìm tới”.

English songlation suggested by Nemo:

We just need one thing that simple
We just need one thing that possible
Motherland we will not forgo
And nothing else that we know

ĐIỆP KHÚC
Look at snow and wind
Nightfly stars over wings
My heart is asking
faraway distance we sing

We shall get over all hardship
Throughout the blues that we all keep
There may be end to our friendship
But only when we gossip

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Until the day my legs can walk,
Until the day my eyes can stalk,
Until the day my breathe can work
Then I will just step forward

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Of all the people you may see
Your true love one day will come trust me
And you two will stay storm will flee
Bravely strong that you should be

LẶP LẠI ĐIỆP KHÚC

Don’t imagine after your songs
That all the thunderstorms will be gone
Be ready for the great aim born
And glory will find you all

Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam – Greetings to Worker’s Party of Vietnam


Bài hát đầu tiên và chính thức của đảng Lao động Việt Nam do Đỗ Minh sáng tác vào năm 1951. Sau đó, bài hát sửa tên lại thành “Ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam” và đến năm 1976 sửa lời và đổi tên lần nữa thành “Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tổng thể bài hát thể hiện cơ bản tính kế thừa và tổng hợp lịch sử tư tưởng Việt Nam trong cương lĩnh chính thức của Đảng Lao động Việt Nam trong thời kỳ “Công nông liên minh cùng trí thức kết liên” cũng như giai điệu bài hát phù hợp nhất với thanh điệu của ca từ nguyên gốc.

Tác giả Phương An, trong bài “Cần hát lại một lời hát cũ” trên báo Lao Động, cho rằng dù ban đầu ra đời vào ngày 03/02/1930 với cương lĩnh mang tính cực đoan bằng khẩu hiệu: “Trí – Phú – Địa – Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, nhưng sự thật, để làm nên Cách mạng tháng 8, đoàn kết dân tộc mới là nguồn sức mạnh lớn lao. Và để chỉnh lại sự cực đoan trên, trong Đại hội Đảng lần thứ hai 03/03/1951, Bác Hồ đã đề cao “Công nông liên minh cùng trí thức kết liên” là tiền đề của đoạn ca từ rất đẹp: “Ngàn triệu dân siết tay nhau đứng quanh Đảng Lao động Việt Nam/ Khối kết đoàn công nông và trí thức”.

Suốt một phần tư thế kỉ từ lúc ra đời cho đến khi hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Việt Nam, bài hát không có thay đổi gì. Đến khi danh xưng “Đảng Lao động Việt Nam” (sau khi sáp nhập cùng 2 tổ chức đảng tham chính khác là Đảng Dân-Chủ và Đảng Xã-Hội) trở thành “Đảng Cộng sản Việt Nam” thì đoạn ca từ “Đảng Lao động Việt Nam” cũng đổi thành “Đảng Cộng sản Việt Nam” cho tương ứng với thực tế (dù nó vi phạm nguyên tắc tôn trọng văn bản gốc nhưng vẫn có thể chấp nhận). Nhưng điều đáng nói là câu “Khối kết đoàn công nông và trí thức” thì không hiểu sao lại có ai đó (không phải tác giả) sửa thành “Khối kết đoàn công nông bền vững”. Với cách sửa này, trí thức “lại biến mất” trong bài “Đảng ca”, và nó phản ánh sai lệch nhận thức của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) về vai trò của tầng lớp trí thức trong khối Đại đoàn kết dân tộc (như đã dẫn theo chính cương Đảng Lao động Việt Nam).

Sau bao nhiêu năm xây dựng và trưởng thành, để công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phát thanh và truyền hình bắt kịp tư duy chính trị chính thống của hệ thống lí luận Đảng Cộng sản Việt Nam, thì tác giả Phương An cho rằng dùng lại lời hát cũ “Khối kết đoàn công nông và trí thức” (thay vì sai lệch như hiện nay là “Khối kết đoàn công nông bền vững”) là việc hết sức cần thiết để vừa lấy lại được nguyên bản cũ, vừa phù hợp với tình hình hiện nay.

Bản chuyển nghĩa của Thiện Duyên bám sát nguyên tắc bảo tồn nghĩa gốc theo tinh thần tác giả bản địa và lựa chọn ca từ có thanh điệu phù hợp để hát.

Sheet: Nốt nhạc và lời - Ca ngợi Đảng Lao Động Việt Nam - Đỗ Minh ...

Vừng trời đông ánh hồng tươi sáng bừng lên
Đàn bồ câu trắng bay về trong nắng mới
Ngàn triệu dân xiết tay nhau đứng quanh Đảng Lao động Việt Nam khối kết đoàn công nông và trí thức

Đời cần lao thắm tình yêu chói niềm tin
Vì ngày mai ấm no tự do hạnh phúc
Nào cầm tay sát vai nhau súng búa liềm trên đường tranh đấu tới hòa bình nhà máy búa rền lúa vàng ngập đồng.

Đảng Lao động Việt Nam vì nhân dân tiền phong đấu tranh

English songlation suggested by Nemo:

Rising dawn beautified horizon
White pigeons flied back home in new sun
Million hands unite for Worker’s Party of Vietnam together labor and wisdom

Labor life of passion and belief
Tomorrow for freedom and happiness
Hands in hands together for independence struggle, peace and hope, factories and yellow ricefields

Worker’s Party of Vietnam is the people’s will!

ສາຍໃຈ ລາວ-ຫວຽດ – Tấm lòng Lào-Việt – Friendship of Laos-Vietnam


Bài hát truyền thống của tình hữu nghị Việt – Lào do nhạc sĩ Humphăn Lătthanạvông (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Bộ Thông tin Văn hóa, nay thuộc Viện Khoa học Xã hội nước CHDCND Lào) những năm 1923-1973 lấy cảm hứng từ tình yêu đôi lứa và từ tình cảm của hai dân tộc trong cuộc tử sinh giành quyền sống làm người. Vănny Lătthanạvôn, vợ tác giả là một người Lào gốc Việt và cũng cũng là người đầu tiên thể hiện bài hát.

Bài hát mở đầu bằng một hình ảnh ví von rất đắt: Lào – Việt như đôi mắt, như chân tay của một con người… Tổng thể bài hát có giai điệu nhẹ nhàng của những làn điệu dân ca hai nước Lào – Việt, cùng với những hình ảnh giản dị, mộc mạc trong từng câu hát. í dụ ở khổ 2 của bài hát: Ô ngam thẹ đé, sải chay Lào – Việt Nam. Đằng đuông Chăm pa lẹ bua luông phuôm ban xừn. (Ôi đẹp sao, tấm lòng Lào – Việt Nam. Như hoa Chăm pa và Hoa sen bừng nở) tác giả cho biết dựa vào dân ca Việt Nam.

Tác giả cho biết thêm: “Đoàn kết Lào – Việt là quy luật phát triển của hai Đảng, của hai đất nước. Đó là truyền thống từ bao đời nay không thể thay đổi. Ta ở bên nhau, ở cạnh nhau về địa hình, địa lý nếu không giúp nhau thì không thành sự nghiệp lớn được. Sự gắn bó về địa hình Lào – Việt, và cả Đông Dương nữa, tác động mạnh vào trái tim tôi. Tôi nghĩ rằng nghĩa tình Lào – Việt nó phải được ví như thân thể con người, như chân tay, như đôi con mắt, nghĩa là một sự gắn bó đến hoàn hảo và không thể khác được. Tôi chọn hình ảnh đó vì nó rất phổ thông, dân dã, ai ai cũng nhớ, cũng hiểu được. Hồi đó, tôi đã có được những cảm hứng về tình cảm Lào – Việt. Khi tôi viết, các chiến trường Lào – Việt đưa tin thắng trận liên tục, người Lào, người Việt Nam cùng hô vang mừng thắng lợi… Vì thế trong bài hát có không khí cùng chung thắng lợi. Để hình tượng tấm lòng Lào – Việt, tôi lấy biểu tượng của Việt Nam là hoa Sen, hình tượng của Lào là hoa Chăm pa.”

“Tấm lòng Lào – Việt” đã thể hiện tình anh em thắm thiết của nhân dân hai nước trong suốt những năm kháng chiến và mãi về sau.

Bản chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được) của Thiện Duyên thực hiện theo nguyên tắc chính niệm ca từ. Hoàn thành lần đầu 29/04/2020 và chỉnh lí lần cuối ngày 13/05/2021.

Kết quả Cuộc thi trắc nghiệm 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt ...

Lời bằng chữ Lào:

ປຽບ​ສອງໜ່ວຍຕາ ສອງ​ແຂນ​ຂາ​ຄົນ​ຜູ້ດຽວ
ລາວ ຫວຽດນາມ ​ເພື່ອນ​ແພງ ພວມ​ຈ້ບປືນ​​ຢືນ​ຢູ່​ຄຽງ​ກ້ນ
ເພື່ອນຢູ່​ເບື້ອງນັ້ນ ເຮົາຢູ່​ເບື້ອງນີ້​
ສອງ​ເປີ້ນພູ​ຫລວງ ປ້ອມທີ່​ໝັ້ນ​ແນວ​ລົບ​ອັນ​ດຽວ​ກັນ

ສຽງ​ປືນ​ເພື່ອນ​ດັງ ພ້ອມ ໆ ກັນ​ກັບ​ຂອງ​ພວກ​ເຮົາ
ສອງ​ຊາດ​ລາວ ຫວຽດນາມ ຮ່ວມກັນ​ດັບ​ສູນ​ສັດຕູ​ຕົວ​ດຽວ
ສຽງ​ເພື່ອນ​​​ໄຊ​ໂຍ ສຽງ​ເຮົ​າໄຊ​ໂຍ
(ດັ່ງ​ແວວ​ເຖິງ​ກັນ ຝົດສະ​ໝັ່ນພວກ​ເຮົາ​ສະຫລອງ​ໄຊ)2

ໂອ​ງາມ​​ແທ້​ເດ ສາຍ​ໃຈ​ລາວ ຫວຽດນາມ
ດັ່ງ​ດວງ​ຈຳປາ ແລະ​ບົວຫລວງ​ພວມ​ບານ​ຊື່ນ
ປຽບອ້າຍ​ນ້ອງ ເກີດຮ່ວມ​ທ້ອງ​ພໍ່​ແມ່​ດຽວ​ກັນ
ຮັກ​ແພງ​ກັນ ເປັນ​ຕາຍ​ດ້ວຍ​ກັນ
ທຸກ​ດ້ວຍ​ກັນ ແລະສຸກດ້ວຍ​ກັນ
ສາຍ​ໃຈ​ລາວ​ຫວຽດນາມ

Phiên âm:

​Piệp-soong-nuội-ta soong-khen-kha-khôn-phù-điêu
Lào-Việt-Nam-phươn-pheng phuôm-chặp-pưn-giưn-dù-khiêng-căn
Phươn-dù-bương-năn hàu-dù-bương-ni
Soong-pơn-phu-luông pom-thì-mằn-neo-lốp-ăn-điêu-căn

Siềng-pưn-phươn-đăng phom-phom-căn-cặp-khoong-phuộc-hàu
Soong-sạt-lào-việt-nam huôm-căn-đắp-sún-sắt-tu-toa-điêu
Siềng-phươn-xay-nhô xiềng-hàu-xay-nhô
(Đằng-veo-thơng-căn Phốt-sa-nằn-phuộc-hàu-sa-loong-xay)2

Ô-ngam-thẻ-đế sải-chay-lào-việt-nam
Đằng-đuông-chăm-pa le-bua-luông-phuôm-ban-xiền
Piệp-ái-noong cợt-huôm-thoong-phò-mè-điêu-căn
Hắc-phèng-căn pên-tai-đuôi-căn
Thục-đuôi-căn le-sục-đuôi-căn
Sải-chay-lào-việt-nam.

Dịch nghĩa tiếng Việt tham khảo:

Ví như đôi mắt, như hai chân của một người.
Lào – Việt Nam bạn thân yêu đang cầm súng ở cạnh nhau
Bạn ở bên kia, mình ở bên này
Hai sườn núi Trường Sơn cùng trở thành chiến hào.

Tiếng súng bạn vang lên cùng tiếng súng của chúng tôi
Hai nước Lào – Việt Nam đang tiêu diệt chung một kẻ thù
Rền tiếng ca vang, bạn ta cùng thắng
Vang tới nhau sôi nổi, chúng ta cùng vui mừng thắng lợi

Ôi đẹp sao như tấm lòng Lào – Việt Nam
Như hoa chăm pa và hoa sen bừng nở
Ví như anh em sinh ra từ cùng một cha mẹ
Thương yêu nhau, hạnh phúc có nhau, khổ đau có nhau
Tấm lòng Lào Việt Nam.

Lời dịch phóng tác của Đoàn Nghệ thuật Quân khu 4 (chú ý phần lời Việt không khớp theo từng câu với lời gốc tiếng Lào):

Cùng chung trận tuyến những tháng năm khó phai mờ
Lào – Việt Nam đoàn kết, cùng chiến đấu chung một chiến hào
Đuổi đánh xâm lăng, dựng xây đời mới
Khổ đau sẻ chia bao tháng ngày ta luôn có nhau

Trường Sơn hùng vĩ bên nắng tuôn phía mưa nguồn
Tình bạn tình đồng chí, cùng sát cánh trên một chiến hào
Hoà lý tưởng chung, cùng chung trận tuyến
Kề vai sát vai quyết chiến giành hạnh phúc ấm no
Tình nghĩa sắt son mãi thắm tình đoàn kết vững bền.

Ôi sao đẹp thế, như sắc màu hoa chăm pa
Việt Lào anh em tình nghĩa sâu như Cửu Long

Lào – Việt Nam tình sắt son như dãy Trường Sơn
Tình Việt – Lào anh em đoàn kết
Như dòng sông nước sông Cửu Long
Anh em Lào – Việt Nam
Anh em Lào – Việt Nam

Bài hát dịch gợi ý:

Tựa như đôi mắt, giống đôi chân của một người.
Lào – Việt Nam thân ái cùng sát cánh bên nhau thưở nào
Bạn ở bên kia, mình bên này nhé
Trường Sơn phía tây chung chiến hào kiên trung phía đông.

Ngày ta nghe tiếng súng ngân vang ở bên bạn
Lào – Việt Nam hai nước cùng trận tuyến chung một mối thù (chống quân xâm lược)
Rền tiếng ca vang, bạn ta cùng thắng
Mừng vui sẻ chia mãi thắm tình đoàn kết vững bền (lí tưởng giành hạnh phúc ấm no)

Thật là đẹp tươi như tấm lòng Lào – Việt Nam
Tựa sen tinh khôi và sứ khoe hương ngạt ngào
Hai chúng ta tựa giống như cùng chung mẹ cha
Tình đậm đà yêu thương đoàn kết, qua (bao) khổ đau sướng vui cùng nhau
Anh em Lào – Việt Nam.

Songlation suggested by Nemo:

We are the eyes and the feet of one’s life
Laos – Vietnam comrades once upon stood side by side
You’re over there, I’m over here
Together we fight against the invaders

I hear your friendly gunfire alongside
Laos – Vietnam two nations that resist a common foe
We had same joy when we succeeded
Together we celebrate the victory

How beautiful friendship of Laos – Vietnam
As pure lotus and champa full of scent
It looks like we were born to same parents
Brotherhood and comradeship, bitterness and happiness
Friendship of Laos – Vietnam.

Bella ciao – Thương chào nhé


Bella Ciao (tạm dịch: Thương chào nhé) là chính ca của giai cấp công nhân Italy kháng chiến chống xâm lược (1943-1945). Bài hát ban đầu là tiếng nói bằng âm nhạc dân gian của nông dân Italy chống lại áp bức bất công dưới chế độ nô lệ, sau đó là tuyên ngôn của phong trào kháng chiến chống phát xít.

Bản chuyển nghĩa nguyên gốc (khớp nhạc và hát được) của Thiện Duyên thực hiện theo nguyên tắc chính niệm ca từ. Bắt đầu 05:00 03/01/2020, hoàn thành sơ bộ 23:15 05/01/2020, điều chỉnh lần chót 06:10 06/02/2020. Còn điều chỉnh tiếp theo góp ý của các nhà chuyên môn quốc ngữ.

Bella Ciao I Canti Della Resistenza : Compilation: Amazon.fr: Musique

Bella Ciao (1972, Vinyl) | Discogs

Interesting Facts About the Song 'Bella Ciao' - Informative Facts

Lời gốc phiên bản kháng chiến chống phát xít:

Una mattina mi sono svegliato,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
Una mattina mi sono svegliato,
e ho trovato l’invasor.

O partigiano, portami via,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
O partigiano, portami via,
ché mi sento di morir.

E se io muoio da partigiano,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
E se io muoio da partigiano,
tu mi devi seppellir.

E seppellire lassù in montagna,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
E seppellire lassù in montagna,
sotto l’ombra di un bel fior.

Tutte le genti che passeranno,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
Tutte le genti che passeranno,
Mi diranno «Che bel fior!»

«È questo il fiore del partigiano»,
o bella, ciao! bella, ciao! bella, ciao, ciao, ciao!
«È questo il fiore del partigiano,
morto per la libertà!»

Phiên bản tiếng Anh tham khảo:

This morning … I got up
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
this morning I got up
and detected the invader

oh partigiano … I’ll go with you
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
partigiano I’ll go with you
because here I’m feeling my death

And when I fall … in the guerrilla
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
And when I fall in the guerrilla
I’ll leave you my gun

dig a grave … on the mountain!
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
dig a grave on the mountain
next to the shadow of a flower!

so the people … when they see it
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
so the people when they see it
they’ll shout REVOLUTION!

That’s the history … of a guerrilla fighter
oh bella ciao bella ciao bella ciao ciao ciao
that’s the history of a guerrilla fighter
who died for liberty

Phiên bản tiếng Trung tham khảo:

那一天早晨,从梦中醒来
啊 朋友再见吧 再见吧再见吧
那天早晨 从梦中醒来
侵略者闯进我的家

啊游击队啊 快带我走吧
啊 朋友再见吧 再见吧再见吧
游击队啊 快带我走吧
我实在不能再忍受

如果我在战斗中牺牲
啊 朋友再见吧 再见吧再见吧
如果我在战斗中牺牲
你一定把我来埋葬

请把我埋在高高的山岗
啊朋友再见吧再见吧再见吧
把我埋在高高的山岗
再插上一朵美丽的花

啊每当人们从这里走过
啊朋友再见吧再见吧再见吧
每当人们从这里走过
都说多么美丽的花

每当人们从这里走过
都说多么美丽的花

Phiên âm:

na nhất thiên tảo thần, tòng mộng trung tỉnh lai
a bằng hữu tái kiến ba tái kiến ba tái kiến ba
na thiên tảo thần tòng mộng trung tỉnh lai
xâm lược giả sấm tiến ngã đích gia

a du kích đội a khoái đái ngã tẩu ba
a bằng hữu tái kiến ba tái kiến ba tái kiến ba
du kích đội a khoái đái ngã tẩu ba
ngã thật tại bất năng tái nhẫn thụ

như quả ngã tại chiến đẩu trung hi sinh
a bằng hữu tái kiến ba tái kiến ba tái kiến ba
như quả ngã tại chiến đẩu trung hi sinh
nhĩ nhất định bả ngã lai mai táng

thỉnh bả ngã mai tại cao cao đích san cương
a bằng hữu tái kiến ba tái kiến ba tái kiến ba
bả ngã mai tại cao cao đích san cương
tái sáp thượng nhất đóa mĩ lệ đích hoa

a mỗi đương nhân môn tòng giá lí tẩu quá
a bằng hữu tái kiến ba tái kiến ba tái kiến ba
mỗi đương nhân môn tòng giá lí tẩu quá
đô thuyết đa yêu mĩ lệ đích hoa

mỗi đương nhân môn tòng giá lí tẩu quá
đô thuyết đa yêu mĩ lệ đích hoa

Bài hát dịch gợi ý của Nemo:

Bình minh khi thức dậy, nhìn quê hương khói mờ
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Bình minh khi vươn vai, lúc quê mình khói lan
Thấy quân giặc đến gieo kinh hoàng

Người cho ta đánh trận, cùng quân du kích đoàn
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Người cho ta đi theo, với bao vệ quốc quân
Bởi quê nhà đã bao điêu tàn

Và khi ta chết trận, hùng anh du kích đoàn
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Và khi ta hi sinh, xứng danh vệ quốc quân
Chỉ mong người hãy lo chu toàn

Mộ phần xin hãy tìm, vùng non cao núi ngàn
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Mộ phần xin chôn sâu, chốn non ngàn núi cao
Dưới chân một bóng hoa tươi đẹp

Rồi tha nhân lữ hành, dừng chân bên núi ngàn
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Rồi tha nhân muôn phương, mỗi khi dừng bước chân
Hát ca ngợi đóa hoa tươi đẹp

Đẹp tươi hoa núi rừng, hiện thân du kích đoàn
Ôi thương chào nhé! Thương chào nhé! Thương chào nhé nhé nhé! (Hỡi ai người thương ta biệt li cho ngày mai tươi xanh)
Đẹp tươi hoa nơi đây, nhớ bao vệ quốc quân
Đã quên mình đấu tranh bao ngày (Đấu tranh vì quốc dân tự do)

  • Phiên bản đầu tiên tạm dịch tựa đề “Bella ciao” là “Đẹp tươi ơi tạm biệt”, sau đó là “Người thương ơi tạm biệt” để cho hợp với nội dung bài hát. Tuy nhiên sau đó để khớp hơn với ca từ và giai điệu phiên bản gốc thì phiên bản mới nhất dùng cụm từ “Thương chào nhé”.