Bài hát cổ động

Bài hát cổ động là một bài hát lời mới có các đặc điểm cơ bản:

  • thời lượng tối đa 20 giây,
  • dung lượng tối đa 4 câu hát, 20-40 ca từ.
  • giai điệu đơn giản (soạn mới hoặc phát triển lại từ giai điệu có sẵn) mang tính vòng lặp có thể hát đi hát lại nhiều lần; có thể dễ dàng lắp ráp giữa các bài hát cổ động thể thao khác nhau thành các liên khúc cổ động mang tính cộng đồng cao.

Nội dung ca từ của bài hát cổ động thể thao bám sát các nguyên tắc:

  • phi mệnh lệnh, phi chỉ tiêu thành tích, phi chính trị, phi tôn giáo;
  • sử dụng ngôn ngữ đơn giản, khúc chiết mang tính nghệ thuật và biểu tượng hóa theo các linh vật hay khẩu hiệu thể thao;
  • ca ngợi nghị lực vượt qua giới hạn bản thân để chiến thắng chính mình;
  • ca ngợi tinh thần tập thể nỗ lực vượt qua thử thách cùng nhau và khiến đối thủ tôn trọng nể phục trong các cuộc tranh tài.
  • khích lệ lòng tự hào thi đấu vì màu cờ sắc áo (quốc gia, địa phương…).

Đối với bài hát cổ vũ đội tuyển quốc gia thì ưu tiên sử dụng giai điệu mang tính bản địa và ca từ cần biểu thị biệt danh hoặc tên gọi rõ ràng của quốc gia mà đội tuyển đó đại diện.

Mục đích chính của bài hát cổ động thể thao là nhằm tạo đà cho khối đông bắt nhịp và cùng hô các từ khóa cổ động chung (tên hoặc biệt danh đội thể thao, khẩu hiệu cổ động…) với thời lượng càng lâu càng tốt, âm lượng cộng hưởng càng to càng tốt để biểu thị ý chí tập thể.

Bài hát cổ động thể thao là một hình thức xây dựng văn hóa cộng đồng góp phần đồng kiến tạo văn hóa hòa bình thông qua hoạt động cổ động thể thao và quá trình cộng đồng cổ động viên & vận động viên đồng sáng tác và tự điều chỉnh các bài hát cổ động thể thao.

Một ví dụ điển hình cho thành công của bài hát cộng đồng đầu tiên của Việt Nam là “Hành khúc vì nhân dân quên mình” do một người lính hoàn toàn không biết gì về nhạc lí viết lời về chính cộng đồng của mình (quân nhân), được nhạc sĩ chuyên nghiệp hỗ trợ, đã trở thành bài hát truyền thống của quân đội Việt Nam (Việt Nam quân chính ca) từ năm 1951 tới nay.